Untitled Document
Hôm nay, 28/4/2024
   
 
   
   
 
   
   
   
   
   
   
   
   
   
   
   
 
 
   
   
   
   
   
   
   
   
   
   
 
 
   
   
   
   
   
   
   
   
   
 

 

Đánh giá qui trình nuôi tôm sú (Penaeus monodon) công nghiệp có tảo và có kiểm soát mật độ tảo trên địa bàn tỉnh Trà Vinh / ThS. Phạm Minh Truyền (chủ nhiệm đề tài) Sở Thuỷ sản tỉnh Trà Vinh , 2008.

   Các yếu tố thủy lý như pH, độ trong, độ mặn, độ kiềm đều thích hợp cho sự sinh sống, phát triển của tôm sú và không có sự khác biệt giữa 2 nghiệm thức tảo và nghiệm thức có kiểm soát mật độ tảo.NH¬¬¬3 ở 2 nghiệm thức đều rất cao, trung bình là 0,40 – 0,90 mg/l, đến cuối vụ NH¬¬¬3 ở nghiệm thức có kiểm soát mật độ tảo là 3mg/l vượt quá giới hạn cho phép. Trong suốt quá trình nuôi, ở 2 nghiệm thức mật độ vi khuẩn Vibrio thì cao hơn giới hạn cho phép, đã ảnh hưởng đến sức khỏe của tôm, dẫn đến tôm bị bệnh phân trắng và teo gan vào giữa và cuối chu kỳ nuôi, làm cho tôm nuôi ở 2 ao bị chết hoàn toàn ở cuối tháng nuôi thứ nhất, tấp mé và chết một lượng nhỏ ở tháng nuôi thứ 5 phải thu hoạch sớm. Hàm lượng chlorophyll-a ở 2 nghiệm thức nằm trong giới hạn cho phép. Nắng suất nuôi ở 2 nghiệm thức khá cao và không sai khác về mặt thống kê, trung bình ở nghiệm thức có tảo là 3,98 tấn/ha và ở nghiệm thức có kiểm soát mật độ tảo là 3,9 tấn/ha. Tôm sau thu hoạch hoàn toàn không có nhiễm kháng sinh và độc tố, nhưng ở nghiệm thức có kiểm soát mật độ tảo, tôm thu hoạch có màu sắc đẹp và không bị nhiễm bẩn như ở nghiệm thức có tảo

   Tìm kiếm cơ bản    Tìm kiếm nâng cao

 
 

Copyright © by NASATI

Tel: 04-39349923 - Fax: 04-39349127